Liệt sĩ Nguyễn Khắc Thắng, hạt phù sa thắm đỏ Cửu Long Giang
Trước Tổng tiến công và nổi dậy Mẫu Thân 1968, từ Hà Nội, Tổng cục chính trị lần lượt tuyển chọn đội ngũ cán bộ tuyên huấn tăng cường cho chiến trường Miền Nam. Trong số ấy có phóng viên trẻ quay phim Điện ảnh quân đội Nguyễn Khắc Thắng, quê ở xã Tân Sơn (Đô Lương, Nghệ An). Khoảng giữa năm 1967, khi háo hức nhận lệnh vào chiến trường B2, đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Khắc Thắng vừa tròn 18 tuổi.
Nhận nhiệm vụ phối hợp quay phim tài liệu ba đợt Tổng tiến công và nổi dậy của quân, dân vành đai Quốc lộ 4, Quốc lộ 7, Nguyễn Khắc Thắng xin bám theo Sở chỉ huy tiền phương Bộ tư lệnh Quân khu 9. May mắn tác nghiệp ở cơ quan đầu não, sổ tay chiến sự của Nguyễn Khắc Thắng đầy đặc tư liệu về những chiến thăng oanh liệt của quân và dân Khu 9. Có một điển hình du kích vành đai Quốc lộ 4 gây cảm xúc mạnh để Nguyễn Khắc Thắng xây dựng biểu tượng chiến tranh nhân dân trong phim tài liệu "Sóng dậy Cửu Long Giang". Đó là ông "Năm Tiết bá đỏ", tên thật là Nguyễn Văn Tiết, 60 tuổi ở ấp Cây Dừa, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Tháng 10 năm 1968, ông tham gia tới 30 trận đánh, diệt 32 tên địch bằng khẩu súng CKC báng đỏ...
Để có bộ phim tài liệu tôn vinh 67 đơn vị quân chủ lực, bộ đội địa phương và 236 xã, ấp, nổi dậy trong Tổng tiến công Mẫu Thân 1968, Nguyễn Khắc Thắng đã bám riết nhà quay phim nổi tiếng Trương Thanh Hỷ và thủ trưởng Mai Lộc học cách dựng phim tài liệu chiến trường. (Ông Mai Lộc sau này là Cục trưởng điện ảnh Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam).
Không có đèn chuyên dụng để quay cảnh bộ đội xuất kích ban đêm và dưới hầm tối, Nguyễn Khắc Thắng tạo ánh sáng hàng nghìn oát từ thuốc pháo sáng Mỹ. Không có buồng tối rửa phim, Nguyễn Khắc Thắng đào hầm, dùng tăng ni lông quây kín bốn vách và trần hầm. Anh lợi dụng ánh sáng trời hong khô hàng nghìn thước phim mà sau này trở thành tài sản vô giá của Điện ảnh Quân giải phóng Nam Bộ.
Trong một bức thư gửi tác giả bài viết này, ông Mai Lộc bày tỏ sự thán phục phẩm tính cách "gan cóc tía", ý chí "mần việc tới số" của "thằng bé quay phim" ngang dọc khắp chiến trường Khu 9 suốt bốn năm lửa đạn.
Ông ngậm ngùi thương tiếc "thằng bé" gan góc đang độ sung sức đã ngã xuống trong chuyến công tác về Châu Đốc, An Giang vào cuối mùa nước nổi năm 1970. "Tụi nó mang phim đi chiếu cho đồng bào Khơ Me khu Bảy Núi xem. Không may gặp bọn Hải quân giang thuyền Mỹ phục kích trên sông Tiền. Chúng bắn nát chiếc ghe". Cuối bức thư, ông muốn nhắn gửi với thế hệ làm báo hôm nay: máu xương Nguyễn Khắc Thắng và biết bao đồng nghiệp đã tô thắm bản hùng ca "Thành đồng Tổ quốc" mãi âm vang cùng "Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy".
Không như chiến trường Tây Nguyên, Khu 5 với bạt ngàn rừng già che chắn bom đạn, hậu cứ, trước mắt Nguyễn Khắc Thắng, mọi hiểm nguy, gian nan, bất trắc mà bất cứ người lính nào cũng phải đối mặt đều phơi rõ mồn một trên biển nước mênh mông, chằng chịt sông ngòi, kênh rạch... Ra khỏi hậu cứ đã gặp cảnh lấm lắp, bì bõm, lếnh láng nước. Mọi sinh hoạt, tác nghiệp, chiến đấu gần như xoay vòng trong chiếc xuồng, chiếc ghe, chông chênh mặt nước. Trên trời là từng đàn trực thăng "cá rô", "cá lẹp", "cán gáo" của Sư đoàn kỹ binh bay, Lữ đoàn không vận số 173 của Mỹ suốt ngày quần đảo, săm soi khắp lượt vùng giáp ranh khu giải phóng và vành đai bao quanh căn cứ quân sự vùng 4 chiến thuật. Chỉ thoáng thấy một cụm dừa nước, một rặng trâm bầu lay động khác thường là chúng quây kín trời, phóng rốc-két, quạt trọng liên 20 li như vãi đạn.
Như bao nhiêu người lính Giải phóng quê miền Bắc vào chiến trường B2, Nguyễn Khắc Thắng rèn cho mình không chỉ ý chí, bản lĩnh độc lập chiến đấu mà cả sức lực dẻo dai, động thái phản ứng linh hoạt khi cầm máy quay và khẩu súng AK báng gấp. Anh dành nhiều ngày tập bơi sải, bơi ếch sao cho không gây tiếng động. Anh tập lặn sâu, lặn dài hơi bằng ống cao su, có lúc chỉ là một khúc sậy tiếp dưỡng khí trên mặt nước. Anh đánh vật cả tháng trời cùng chiếc xuồng ba lá, tập chống, chèo trên kênh, rạch rồi học cả cách lái xuồng máy đuôi tôm. Trước mỗi trận đánh, máy quay phim, hộp phim, bình ắc quy được Nguyễn Khắc Thắng gói vào chiếc bòng, một loại ba lô chống thấm, khi cần làm phao bơi của Quân giải phóng. Bài học "Lội nước, làm báo đánh giặc" của Nguyễn Khắc Thắng được anh Lê Trực, Tổng biên tập báo Quân Giải phóng Nam Bộ phổ biến cho cả cơ quan học tập.
Nhận nhiệm vụ phối hợp quay phim tài liệu ba đợt Tổng tiến công và nổi dậy của quân, dân vành đai Quốc lộ 4, Quốc lộ 7, Nguyễn Khắc Thắng xin bám theo Sở chỉ huy tiền phương Bộ tư lệnh Quân khu 9. May mắn tác nghiệp ở cơ quan đầu não, sổ tay chiến sự của Nguyễn Khắc Thắng đầy đặc tư liệu về những chiến thăng oanh liệt của quân và dân Khu 9. Có một điển hình du kích vành đai Quốc lộ 4 gây cảm xúc mạnh để Nguyễn Khắc Thắng xây dựng biểu tượng chiến tranh nhân dân trong phim tài liệu "Sóng dậy Cửu Long Giang". Đó là ông "Năm Tiết bá đỏ", tên thật là Nguyễn Văn Tiết, 60 tuổi ở ấp Cây Dừa, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Tháng 10 năm 1968, ông tham gia tới 30 trận đánh, diệt 32 tên địch bằng khẩu súng CKC báng đỏ...
Để có bộ phim tài liệu tôn vinh 67 đơn vị quân chủ lực, bộ đội địa phương và 236 xã, ấp, nổi dậy trong Tổng tiến công Mẫu Thân 1968, Nguyễn Khắc Thắng đã bám riết nhà quay phim nổi tiếng Trương Thanh Hỷ và thủ trưởng Mai Lộc học cách dựng phim tài liệu chiến trường. (Ông Mai Lộc sau này là Cục trưởng điện ảnh Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam).
Không có đèn chuyên dụng để quay cảnh bộ đội xuất kích ban đêm và dưới hầm tối, Nguyễn Khắc Thắng tạo ánh sáng hàng nghìn oát từ thuốc pháo sáng Mỹ. Không có buồng tối rửa phim, Nguyễn Khắc Thắng đào hầm, dùng tăng ni lông quây kín bốn vách và trần hầm. Anh lợi dụng ánh sáng trời hong khô hàng nghìn thước phim mà sau này trở thành tài sản vô giá của Điện ảnh Quân giải phóng Nam Bộ.
Trong một bức thư gửi tác giả bài viết này, ông Mai Lộc bày tỏ sự thán phục phẩm tính cách "gan cóc tía", ý chí "mần việc tới số" của "thằng bé quay phim" ngang dọc khắp chiến trường Khu 9 suốt bốn năm lửa đạn.
Ông ngậm ngùi thương tiếc "thằng bé" gan góc đang độ sung sức đã ngã xuống trong chuyến công tác về Châu Đốc, An Giang vào cuối mùa nước nổi năm 1970. "Tụi nó mang phim đi chiếu cho đồng bào Khơ Me khu Bảy Núi xem. Không may gặp bọn Hải quân giang thuyền Mỹ phục kích trên sông Tiền. Chúng bắn nát chiếc ghe". Cuối bức thư, ông muốn nhắn gửi với thế hệ làm báo hôm nay: máu xương Nguyễn Khắc Thắng và biết bao đồng nghiệp đã tô thắm bản hùng ca "Thành đồng Tổ quốc" mãi âm vang cùng "Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy".
Theo Văn Hiền - Báo trianlietsi.vn